Hiển thị các bài đăng có nhãn Ebook cách trồng rau ăn củ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ebook cách trồng rau ăn củ. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách trồng hành tây trong nước bằng ly , cốc cực đơn giản

  • Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn cực mạnh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. 
Cách trồng hành tây trong nước bằng ly , cốc cực đơn giản
Cách trồng hành tây trong nước bằng ly , cốc cực đơn giản
  • Khi trồng hành tây trong nước đặt trong phòng, nó sẽ phát ra những phân tử nhỏ có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch không khí, đặc biệt khi trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người bị cảm cúm, làm giảm lây nhiễm hiệu quả. 
  • Hành tây có tác dụng chữa bệnh cực tốt đối với các nhóm bệnh như cúm, cảm gió, cảm sốt, nghẹt mũi, sổ mũi…
Cách trồng hành tây trong nước bằng ly , cốc cực đơn giản
Cách trồng hành tây trong nước bằng ly , cốc cực đơn giản
Cách trồng hành tây trong nước bằng ly hoặc cốc :
Chuẩn bị :
  1. Hành tây có rễ, còn tươi
  2. Cốc, ly thủy tinh hoặc lon coca…bất cứ thứ gì bạn muốn trồng lên. 
Chú ý
  • Chiều rộng miệng cốc phải vừa với kích thước củ hành nhé. Dùng ly hoặc cốc thủy tinh có thể nhìn thấy phần rễ mọc bên dưới trông sẽ đẹp hơn.
Thực hiện :
  1. Cho nước vào cốc
  2. Cho hành tây lên miệng cốc sao cho phần rễ ngập trong nước khoảng 1cm
  3. Đặc cốc trồng hành tây ra chỗ có nhiều ánh sáng cho hành mau chóng mọc lá và rễ
  4. Cứ 3 – 4 ngày thay nước một lần
  5. Sau khi hành đã mọc rễ dài, tỉa bớt lá theo ý thích rồi bóc bớt lớp vỏ bên ngoài để lộ phần vỏ trắng bên trong
Tìm kiếm google:
  • Cách trồng hành tây trong nước
  • cách trồng hành tây bằng ly
  • cách trồng hành tây trong cốc
  • cách trồng hành tây

Cách trồng rau cúc vu sạch tại nhà

Đặc điểm của cúc vu :
  • Cây cúc vu là một loài thực vật có hoa, có nguồn gốc Bắc Mỹ và được trồng trong khu vực ôn đới để lấy phần thân củ mà người Việt quen gọi là củ dùng làm rau ăn củ.
  • Các thân củ lắm mấu và không đồng đều, trông tương tự như củ gừng, với kết cấu chắc, giòn khi còn tươi. Không giống như phần lớn các loại thân củ, nhưng là thông thường đối với các thành viên trong họ Cúc (bao gồm cả atisô), các thân củ lưu giữ hyđratcacbon inulin (không nhầm với insulin) thay vì tinh bột. 
  • Vì lý do này, các thân củ của cúc vu là nguồn quan trọng để sản xuất fructoza trong công nghiệp. Các hyđratcacbon làm cho các thân củ có xu hướng bị vụn nát và hòa tan khi nấu nướng, làm gia tăng khả năng gây chướng bụng đầy hơi. Củ để lâu bị nhăn nheo, mềm và có thể có vị đắng.
Cách trồng cúc vu
  • Cúc vu khá dễ trồng với cách dễ nhất là để nó tự phát triển. Tuy nhiên, chất lượng củ bị suy giảm nếu như không nhổ cây non lên để trồng lại chúng vào các mảnh đất giàu chất dinh dưỡng. 
  • Nó là loài cây có sức sống khỏe nên chỉ cần một miếng củ nhỏ còn sót lại trong đất cũng đủ để phát triển thành cây mới, điều này làm cho nó trở thành một loại cỏ dại khó loại trừ tại các khu vực không mong muốn có nó.
Hình ảnh cây cúc vu :
Cây cúc vu

Cách trồng rau cúc vu sạch tại nhà Cách trồng rau cúc vu sạch tại nhà
Bông cúc vu
Cách trồng rau cúc vu sạch tại nhà Cách trồng rau cúc vu sạch tại nhà
Củ cúc vu

Cách trồng củ dền sạch tại nhà trên sân thượng

  • Củ dền đỏ có thể gieo trồng quanh năm ( thời gian thích hợp nhất từ tháng 8 đến đầu tháng 2 năm sau )

Cách trồng củ dền sạch tại nhà trên sân thượng:
Chuẩn bị :
  1. Đất , phân bò qua xử lý, trấu ( giữ ẩm )
  2. Khay nhựa , thùng xốp ( vật chứa có chiều cao khoảng 30 cm )
  3. Hạt giống rau củ dền
  4. Dụng cụ trồng rau sạch tại nhà 
Cách thực hiện :
  1. Gieo trực tiếp hạt củ dền vào đất, tuy nhiên bé khuyên các bác nên tiến hành ngâm ủ để đảm bảo tiết kiệm hạt giống và tăng tỷ lệ này mầm cũng như sức sống của cây.
  2. Củ dền không phải là loài cây kén đất, miễn sao bạn có một diện tích để gieo, diện tích đó có thể là một phần trong khu vườn của bạn hoặc có thể là các khay, chậu (có thể chứa được đất và có một chút thẩm mỹ).
  3. Trộn đất theo công thức sau: khoảng 40% phân hữu cơ (phân ủ từ thực vật, phân chuồng hoai mục, phân trùn quế…) +50% đất trồng (đất phù sa càng tốt) + 10% trấu hun hoặc mùn dừa. Bạn đưa đất đã chuẩn bị vào chậu và san phẳng (chú ý không đổ đầy lên tới tận thành chậu nhé, khi bạn tưới nước thì nước sẽ tràn ra ngoài đấy!).
  4. Để gieo hạt củ dền, trước khi gieo bạn phun nước cho bề mặt đất thật ẩm, sau đó dùng que tạo thành các lỗ nhỏ, nông trên bề mặt luống rồi tra hạt vào đó. Bác không cần phải lấp lại đâu nhé, hạt sẽ tự cắm rễ xuống đất và vươn lên thôi.
  5. Với củ dền bạn nên gieo từng hạt theo kích thước: hàng cách hàng 10 – 15cm, cây cách cây 10cm. Tuy nhiên bạn cũng có thể gieo mau hơn và khi cây lớn thì thu hoạch trước những cây ở giữa để đạt được khoảng cách như mong muốn.
  6. Từ lúc gieo hạt tới khi thu hoạch,tùy vào điều kiện thời tiết và khả năng giữ ẩm của đất mỗi ngày bạn chỉ cần tưới một hoặc hai lần vào buổi sáng hoặc/và buổi chiều là được.
Phòng bệnh:
  • Loài sâu khoang. 
Cách phòng :
  •  Dùng vài nhánh tỏi, 2 quả ớt cay, dùng cối hoặc máy xay làm nhỏ ra, cho thêm khoảng 10ml rượu, 5ml dấm gạo và hòa vào 1 lít nước để phun lên cây mỗi tuần, hoặc phun bất cứ khi nào bác thấy sâu không xuất hiện
Thu hoạch :
  • Sau khi trồng khoảng 60 - 80 ngày là bác đã bắt đầu thu hoạch được rồi đấy.
  • Với củ dền bác có thể sử dụng được cả lá và củ. Nếu bạn muốn sử dụng lá thì có thể tỉa lá sử dụng trước, hoặc có thể nhổ cả cây để sử dụng. Bạn nên thu hoạch khi củ chưa phân hoá già (xơ cứng) bởi khi để quá giá sẽ làm giảm cảm quan cũng như dinh dưỡng của củ dền
Tìm kiếm google:
  • Cách trồng củ dền
  • cách trồng củ dền tại nhà
  • cách trồng củ dền sạch tại nhà

Cách trồng củ đậu ( củ sắn ) sạch tại nhà bằng củ hay hạt thật đơn giản

  • Củ đậu được nhiều người yêu thích làm tráng miệng do tính mát lạnh của củ đậu ( củ sắn ). Nếu ngôi nhà của bạn có diện tích để tự tay trồng cây củ đậu là điều lý tưởng.
 
Cách trồng củ đậu ( củ sắn ) sạch tại nhà bằng củ hay hạt thật đơn giản
Cách trồng củ đậu ( củ sắn ) sạch tại nhà bằng củ hay hạt thật đơn giản
Đặc điểm của củ sắn :
  • Cây củ đậu ( củ sắn, sắn nước ) có đặc điểm là cây dây leo, có nguồn gốc từ đất nước Mexico và Trung Mỹ. 
  • Loại cây leo này có thể cao tới 4- 5 m, người ta vẫn hay cho leo giàn hoặc cho leo bờ dào vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. 
  • Lá thuộc dạng lá kép, hoa màu tím nhạt và thường ra vào tháng 4, 5. Khi ra cho củ to, nặng và dài. 
  • Vỏ củ màu vàng, lõi màu trắng. Củ đậu thường có vị ngọt cho nên được ăn sống. Nhưng người ta vẫn hay ăn củ đậu với muối ớt. 
  • Củ đậu còn được dùng để chế biến trong những món xào, món nộm, rất có lợi cho việc lợi tiểu, nhuận tràn, làm cho làn da đẹp, giảm cân,…
Cách trồng củ đậu sạch tại nhà
  • Trồng củ đậu từ tháng 6 cho đến tháng 9 dương lịch
Chuẩn bị :
  1. Hạt giống củ đậu ( củ sắn )
  2. Khay nhựa ( hay thùng xốp )
  3. Đất trồng , phân hữu cơ , trấu , cát
  4. Dụng cụ trồng rau sạch tại nhà
Làm đất: 
  • Loại đất thích hợp nhất chính là đất cát pha hoặc thịt nhẹ giàu dinh dưỡng.
Cách thức gieo trồng
  • Các bác tiến hành gieo hạt giống củ đậu được đặt nằm ngang đều và so le nhau sao cho hạt được cách hạt khoảng từ 8 đến 10 cm.
Lưu ý: 
  • Các bác không nên đặt đầu phôi hạt theo hướng nằm xuống thì nó sẽ làm mầm hạt quay xuống đất, thậm chí còn có nguy cơ bị thối. Và khi bạn tiến hành đặc hạt thì cần ấn nhẹ hạt dính vào đất để khi bạn tưới nước sẽ không bị trôi.
Chăm sóc :
  • Khi các bác gieo hạt xong được một thời gian thì hạt giống củ đậu sẽ này mầm, bạn tiến hành rắc rạ đều trong khay nhựa để tăng cường độ ẩm và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. 
  • Cần phải tiến hành tưới nước để giữ ẩm cho củ đậu. Khoảng 1 tháng sau thì các bác bón thúc cho cây. Khi bón xong thì bạn tưới nước nhằm mục đích cho phân tan và ngấm đều.
  • Khi cây củ đậu ra được 5- 6 lá thì bạn tiến hành bấm ngọn, còn khi cây bật ngọn phụ và ra hoa thì cần bấm và bỏ để cây xuống củ cho thuận lợi nhé. Trong quá trình chăm sóc thì các bác phải đảm bảo cây củ đậu luôn có khoảng 10 – 12 lá để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Tìm kiếm google

  • Cách trồng củ đậu
  • cách trồng củ sắn
  • cách trồng củ đậu bằng hạt
  • cách trồng củ đậu từ hạt


Kỹ thuật trồng củ cải trắng cực sạch và đơn giản

  • Củ cải trắng rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn. Hơn nữa, củ cải trắng cho giá trị dinh dưỡng cao, chế biến thành nhiều món nên trồng ngay tại nhà.
Kỹ thuật trồng củ cải trắng cực sạch và đơn giản Kỹ thuật trồng củ cải trắng cực sạch và đơn giản
Kỹ thuật trồng củ cải trắng cực sạch và đơn giản
Cách trồng củ cải trắng sạch tại nhà 
Thời vụ
  • Củ cải trắng có thể trồng :
  1. vụ chính gieo hạt tháng 8-9;
  2. vụ muộn gieo hạt tháng 10-11; 
  3. vụ xuân hè gieo hạt tháng 2-4. 
  • Củ cải trắng trồng vụ xuân hè nhanh cho thu hoạch nhất (khoảng 25-35 ngày) nhưng cho năng suất thấp.
Chuẩn bị :
  1. Hạt giống củ cải trắng ( mua ngoài chợ, cửa hàng bán hạt giống sạch )
  2. Khay nhựa trồng rau ăn củ ( thùng xốp có chiều cao khoảng 40 cm nhé các bác )
  3. Đất trồng rau sạch , phân qua xử lý, trấu ,..
  4. Dụng cụ trồng rau 
Cách trồng
  • Đất trồng cần được làm tơi xốp và thoát nước tốt. Có thể trộn thêm chút phân hoai mục cho hạt nhanh nảy mầm.
  • Tưới nứớc vừa đủ ẩm, cho hạt vào gieo, khoảng cách giữa 2 hạt 2-3cm, lấp trấu lại, tưới nước và giữ ẩm, sau 2-3 ngày hạt nảy mầm. 
Lưu ý: Đậy trên bề mặt chậu sau khi gieo hạt vào đất. Khi hạt đã nhú mầm thì dở tấm đậy ra. Kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt.
  • Củ cải ra 2 lá thật khoảng 10-15 ngày sau khi hạt nảy mầm. Tỉa thưa những cây con mọc quá gần nhau Trung bình khoảng 7 đến 10 ngày tưới phân bò pha loãng cho đến khi thu hoạch.

Cách trồng củ cà rốt siêu đơn giản mà các mẹ đều thích

  • Cà rốt là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
Cách trồng củ cà rốt siêu đơn giản mà các mẹ đều thích
Cách trồng cà rốt từ hạt tại nhà
Cách trồng củ cà rốt siêu đơn giản mà các mẹ đều thích
Cách trồng cà rốt bằng củ, từ củ
Cách trồng củ cà rốt siêu đơn giản mà các mẹ đều thích :
Thời vụ
  •  Có thể trồng cà rốt từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau.
  1. Vụ sớm: Gieo tháng 7 - 8, thu hoạch vào tháng 10 - 11.
  2. Chính vụ: Gieo tháng 9 - 10, thu hoạch tháng 12 - tháng 1 năm sau.
  3. Vụ muộn: Gieo tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 4 - 5.
 Làm đất trồng
  •  - Cà rốt ưa các loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, đất bãi phù sa ven sông để trồng là tốt nhất.
  •  - Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, nhặt cỏ, cao 30 - 40 cm, rãnh rộng 20 - 30 cm.
Gieo hạt
  •  Cà rốt để liền chân (không trồng cây con, mà gieo hạt rồi chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch), gieo vãi hạt theo hàng
  • - Do hạt cà rốt có vỏ và lông cứng, khó thấm nước nên cần phải xử lý hạt giống và ủ thúc trước khi gieo. Cho hạt giống vào túi vải, vò kỹ cho gãy hết lông cứng. Sau đó, trộn hạt giống với đất mùn tỷ lệ 1/1, tưới nước giữ ẩm trong 2 - 3 ngày thì đem gieo, hạt sẽ mọc đều.
  •  - Gieo hạt xong, rắc một lớp đất mịn mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều trên khay trồng cà rốt và tưới ẩm.
  •  - Để dễ chăm sóc, nên gieo thành hàng với khoảng cách 20 cm, khi cây mọc đều tỉa bớt cây xấu, kết hợp xới vun và nhặt cỏ cho cây.
 Bón phân
  •  Phương pháp bón: Để cây cà rốt tập trung dinh dưỡng phát triển củ được tốt, không phát triển thân lá quá mức, các bác nên tập trung bón lót là chủ yếu và không nên bón thúc làm nhiều lần.
  •  Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ. Sau khi lên hàng, rải phân đều trên mặt khay trồng, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt.
  Chăm sóc
  •  Tưới nước: Sau khi gieo, mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm để cà rốt mọc đều. Khi cây cà rốt đã mọc, cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm (2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ và loại đất); đặc biệt là giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, hạn chế dùng nước cung tên
  •  Tỉa cây: Khi cây mọc cao 5-7cm, tiến hành tỉa lần 1, nhổ bớt những cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa.
  •  Xới và vun đất: Cà rốt rất cần đất tơi xốp để phát triển củ. Vì vậy, một vụ cà rốt cần xới và vun tối thiểu 2 lần kết hợp với bón phân thúc.
  1.  + Lần 1: Sau khi tỉa định cây, làm cỏ, xới và vun nhẹ nhằm giúp cây ăn sâu xuống hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của củ.
  2.  + Lần 2: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng cuốc vét đất ở rãnh phủ lên mặt hàng sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.
 Phòng trừ sâu bệnh
  •  Cần theo dõi và phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu xám, sâu khoang, rệp...; bệnh lở cổ rễ, thối gốc mốc sương, thối khô củ (do nấm), thối ướt thân, củ (do vi khuẩn)...
 Thu hoạch
  •  Khi các lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều thì cần thu hoạch ngay để đạt chất lượng cao.
  • Thu hoạch vào những ngày khô nắng. Nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm.
Cộng dụng của củ cà rốt :
  1. Trong cà rốt có chứa các hợp chất chống oxy hóa, nên loại củ này là thành phần của hầu hết các chế độ dinh dưỡng. Nó có tác dụng chữa các bệnh về tim mạch và ung thư và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  2.  Giúp tăng thị lực (đặc biệt là vào buổi tối).
  3. Giảm tỉ lệ mặc các chứng bệnh ung thư bàng quang, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, ruột kết, thanh quản, phổi và thực quản.
  4. Điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
  5. Phòng, chống chứng khí thũng (1 bệnh lý của bệnh phổi).
  6. Trị bệnh táo bón.
  7. Trị ho lâu ngày không khỏi.
  8. Giảm Cholesterol.
  9. Trị chứng thoái hóa võng mạc.
  10. Chữa bệnh tiểu đường.
Tìm kiếm google:
  • cách trồng cà rốt
  • cách trồng cà rốt tại nhà
  • cách trồng cà rốt từ hạt
  • cách trồng cà rốt bằng củ

Cách trồng khoai lang đà lạt nhiều củ, sạch tại nhà

  • Củ khoai lang là thức ăn dân dã được ưa chuộng trong các bữa ăn thường ngày. 
  • Khoai lang chế biến được nhiều món ngon lại có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của con người. 
  • Trồng khoai lang tại nhà rất dễ, vừa có rau ăn lá , vừa có củ .
Cách trồng khoai lang đà lạt nhiều củ, sạch tại nhà
Cách trồng khoai lang đà lạt nhiều củ, sạch tại nhà
Cách trồng khoai lang bằng củ tại nhà
  •  Chọn những củ khoai lang khỏe mạnh và to mập, có nhiều lỗ nhò li ti trên thân đó chính là mầm trồi đó.
  •  Cắt đôi của khoai và cắm 3 cây tăm vào quanh củ , chia đều trên một vòng tròn
  •  Để ngập phần cắt của củ khoai lang trong nước còn nửa trên tiếp xúc với không khí. Để cốc khoai lang thủy canh ở nơi có đầy nắng. Sau một thời gian, rễ sẽ bắt đầu phát triển từ phía dưới và bắt đầu mọc chồi từ đỉnh. 
  •  Khi những mầm khoai cao khoảng 10cm, nhẹ nhàng dùng tay xoắn chúng ra và đặt vào một cái bát nước để thúc đẩy phát triển rễ từ cành.
  • Khi rễ dài 2.5cm là đã phát triển đầy đủ. Lúc này bạn bắt đầu trồng ra ngoài đất
  • Không lâu sau khi những cây khoai lang bắt đầu phát triển mạnh, bạn lên làm giàn để khoai lang leo lên. Hoặc có thể trồng khoai lang ngay cạnh bậu cửa sổ để làm râm mát cho ngôi nhà trong những ngày hè nóng nực.
Lưu ý
khi dùng khoai lang tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng.
- Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.