ÔN TẬP HỌC KỲ II – HÓA HỌC 8
OXI
1. Tính khối lượng O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:
a. 4g khí metan (CH4).
b. Hỗn hợp có 8g hidro và 11,2g sắt?
2. Hai hợp chất thường được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm là KClO3 và KMnO4. Muốn điều chế 8,96 lít khí oxi (đktc) cần phải phân hủy bao nhiêu gam mỗi chất?
3. Tính số gaml KClO3, KMnO4 cần thiết để điều chế một lượng khí Oxi đủ đốt cháy hết: 5,4g Al.
4. Người ta điều chế Đồng (II) oxit bằng cách đốt bột đồng trong oxi.
a. Tính khối lượng Oxi cần thiết để điều chế 20g Đồng (II) oxit?
b. Muốn có lượng oxi nói trên thì phải phân hủy bao nhiêu gam KClO3?
5. Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Người ta đưa vào bình 10g P để đốt. Hỏi lượng P trên có cháy hết không? Cho rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí?
6. Tính số gam KMnO4 cần dùng để có lượng oxi đủ để điều chế được 2,32g Fe3O4?
7. Lập công thức bazo ứng với các oxit sau: CaO; FeO; Li2O; BaO; Al2O3; K2O; MgO.
8. Lập công thức oxit axit tương ứng với các axit sau: HNO3; H3PO4; H2CO3; H2SO3; H2SO4
9. Đốt cháy 10,8g kim loại M có hóa trị III, thu được 20,4 gam oxit.
a. Viết PTPƯ?
b. Xác định tên của kim loại và Oxit của nó?
c. Để điều chế ra lượng Oxi dùng trong pư nói trên cần phải nhiệt phân bao nhiêu gam KMnO4?
d. Nếu cũng dùng lượng Oxi nói trên để đốt cháy 4,8g magie thì k.l sản phẩm tạo thành là bao nhiêu?
HIDRO – NƯỚC
1. Người ta cho Nhôm hoặc sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric để điều chế hidro. Muốn điều chế 5,6 lít hidro (đktc) thì phải dùng bao nhiêu gam: a. Nhôm b. Sắt?
2. Cho 13g Zn vào một dung dịch chứa 0,125mol axit clohidric. Tính thể tích Hidro thu được?
3. Người ta dùng H2 (dư) để khử m gam Fe2O3 và đã thu được a gam Fe. Cho lượng Fe này tác dụng với dd H2SO4 dư thì thu được 2,8 lít H2 (đktc).
a. Tính m?
b. Tính a?
4. Cho 2,8g sắt tác dụng với dd chứa 14,6g axit clohidric.
a. Chất nào còn thừa sau pư? Thừa bao nhiêu gam?
b. Tính thể tích H2 thu được ở đktc?
c. Muốn cho pư xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm một lượng chất kia là bao nhiêu?
5. Dẫn khí Hidro đi qua CuO nung nóng.
a. Sau pư thu được 19,2g Cu. Tính khối lượng CuO tham gia pư và thể tích Hidro (đktc) cần dùng?
b. Tính k.l nhôm và axit sunfuric cần dùng để có được thể tích khí Hidro nói trên?
6. Khử 32g Fe2O3 bằng 20,16 lít (đktc) khí H2.
a. Tính k.l Fe tạo thành?
b. Chất nào còn dư? Cần dùng bao nhiêu gam chất còn lại để tác dụng hết lượng chất dư?
7. Cho natri tác dụng với nước. Biết có 1,2.1023 nguyên tử Na tham gia pư. Hãy tính:
a. Số phân tử từng chất tạo thành?
b. khối lượng từng chất tạo thành?
c. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc?
8. Cho Na tác dụng với nước tạo thành 14,8g bazo. Hãy tính:
a. Số nguyên tử và khối lượng Na cần dùng?
b. Số phân tử và khối lượng khí sinh ra?
c. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc?
9. Cho 15,3g BaO tác dụng hết với nước. Tính k.l và số phân tử của chất tạo thành sau pư?
10. Cho một hh chứa 9,2g Na và 7,8g K tác dụng với nước.
a. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc?
b. Dung dịch sau pư làm đổi màu quì tím như thế nào?
11. Cho 31g natri oxit vào 27g nước. Tính k.l sản phẩm và chất còn dư sau pư?
12. Cho 17,2 g hh Ca và CaO tác dụng với lượng nước dư thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc.
a. Tính thành phần % mỗi chất có trong hh?
b. Tính k.l bazo thu được?
AXIT – BAZƠ – MUỐI
1. Cho 18,6g Na2O tác dụng hết với nước thu được một bazo. Cho toàn bộ lượng bazo nói trên tác dụng với 49g H2SO4 thì thu được muối và nước.
a. Viết PTPƯ xảy ra?
b. Tính k.l bazo tạo thành?
c. Tính k.l muối thu được?
2. Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất: S, Na, H2O (các dụng cụ cần thiết khác coi như có đủ).
a. Viết các PTPƯ điều chế Natri sunfit từ các chất trên?
b. Nếu muốn thu được 12,6 tấn natri sunfit thì k.l Na đã dùng là bao nhiêu?
3. Để tác dụng hết 24,5g H2SO4 lần thứ nhất người ta dùng 2,7g Al và lần thứ hai dùng thêm m gam Zn.
a. Tính m?
b. Tính thể tích khí H2 thu được (đktc) sau pư?
4. Người ta cho 4,8g một kim loại hóa trị II tác dụng với H2SO4 dư thu được 44,8 lít khí ở đktc. Xác định tên của kim loại A?
5. Cho các oxit sau: CaO, Na2O, MgO, N2O5 K2O; SO2; SO3; Li2O; Fe2O3; ZnO; P2O5.
a. Gọi tên các oxit trên?
b. Viết PTHH của các chất trên pư với H2O (nếu có) và gọi tên các sản phẩm?
6. Viết công thức axit hoặc bazơ tương ứng với các oxits sau: CaO, Fe2O3, SO2, K2O, CO2, SO3, FeO, N2O5, P2O5.
Đọc tên các oxit và các axit, bazơ tương ứng?
7. Phân loại và đọc tên các chất sau: H2S, HCl, CuO, Al(OH)3, NaOH, NaHSO4, CaCl2, KNO3, Ca3(PO4)2, KHCO3, CaHPO4, Ca(H2PO4)2, N2O3, K2O.
8. Hoàn thành phương trình hóa học của những phản ứng giữa các chất sau:
a) Al + O2 .....
b) H2 + Fe3O4 .... + ...
c) P + O2 .....
d) KClO3 .... + .....
e) S + O2 ..... f) PbO + H2 .... + ....
Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế?
9. Cho 8,96 lít khí CO (đktc) khử oxit sắt từ, thu được sắt và khí cacbonic.
a. Tính khối lượng oxit sắt từ đã phản ứng?
b. Tính khối lượng sắt thu được?
c. Dẫn khí cacbonic sinh ra (ở đktc) cho vào dung dịch Ca(OH)
2. Tính khối lượng kết
tủa thu được sau phản ứng?
10. Cho Na tác dụng với nước tạo thành 14,8g bazơ. Hãy tính:
a. Khối lượng Na cần dùng?
b. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc?
Hình ảnh bộ đề cương hóa lớp 8 ôn thi cuối học kì 2 trường thcs Quang Trung
Tổng hợp tất cả đề cương ôn thi học kì 2 các môn lớp 8 tại đây